Bóng đá nữ – Phía sau những tấm huy chương

Kỳ 5: Những cành liễu trước gió

Kỳ 5: Những cành liễu trước gió

Nếu là dân miền Trung, năm nào cũng hứng những cơn thịnh nộ của thiên nhiên, bạn sẽ thấy được điều kỳ diệu của những rặng liễu. Mỏng manh đấy, tha thướt đấy, nhưng đố có cơn bão táp nào quật ngã được. Các cô gái VN đá bóng cũng như những cành liễu tha thướt mà cứng cáp ấy…

Dù thi đấu trước đối thủ nào, ĐT nữ Việt Nam luôn tự tin, Ảnh HX

Tôi có được cái may mắn là chứng kiến đầy đủ các trận đấu của đội tuyển nữ VN ở những giải quốc tế lớn, mà cụ thể là bốn kỳ SEA Games và hai kỳ Asiad. Hầu hết đều là những giải đấu vất vả, căng thẳng và thậm chí tan nát.

Thế nhưng ở bất cứ đấu trường nào, các cô gái VN đều được cổ động viên chủ nhà yêu mến hết mực. Cụ thể nhất là ở Asiad Busan 2002, trong trận gặp á quân World Cup 2000 là Trung Quốc, các nữ đấu thủ VN đã thua 1-4. Khán giả chủ nhà chỉ dành sự cổ vũ ưu ái cho đội thua!

Đơn giản bởi họ nể, họ phục các cô gái bé hạt tiêu, đứng thua đối thủ cả cái đầu nhưng đã chiến đấu hết sức ngoan cường. Không chỉ được yêu mến ở những giải đấu ngoài khu vực Đông Nam Á vì sự thua kém hình thể, ngay trong khu vực, các cô gái VN cũng được yêu nhất nhờ Sđúng là con gái⬝. Như nhiều đồng nghiệp nước ngoài khi xem trận VN – Myanmar ở SEA Games 23 đã réo ầm ĩ: SCoi chừng nữ VN gặp nam Myanmar⬝!

Trong tám năm trời, kể từ khi bước chân ra khỏi VN để dự giải chính thức đầu tiên là SEA Games 19 tại Indonesia cho đến nay, tôi không thể nào quên được những trận đấu có thể ví như những cơn bão. Trong những cơn bão ấy, các cô gái VN có thắng có thua, thậm chí là thua đậm. Nhưng điều đáng quí là không bao giờ họ Sbuông súng⬝:

 SĐàn bà búng mũi đàn ông⬝!

Đó là tựa đề của một bài viết rất hay về bóng đá  nữ VN của cố nhà báo Tường Vy. Ông đã có một nhận xét hết sức chính xác về ưu điểm lớn nhất của các cô gái VN đá bóng, đó là không hề biết sợ hãi!

Nếu bóng đá nam phải cần đến hàng chục năm, cùng hàng loạt HLV ngoại và vô số chuyến xuất ngoại mới chữa được căn bệnh run rẩy khi đối đầu với các đối thủ ngoại quốc, thì nữ ngay trong những chuyến Sđi biển⬝ đầu tiên đã vững tay chèo, dù họ gặp toàn Ssóng cả⬝.

Có một lần tôi hỏi tiền đạo Lưu Ngọc Mai về chuyện tại sao không hề run sợ, cho dù đó là chuyến đầu tiên thi đấu quốc tế?

Cô cười lớn bảo: STụi tôi là con cháu của chị at Tịch. Còn cái lai quần cũng đánh mà⬝! Còn Mỹ Oanh thì dí dỏm: SBố Tư (ông Tư Ngữ) hồi làm trưởng đoàn mấy chuyến xuất ngoại đầu tiên đã chỉ đạo là phải đá như đánh ghen đấy (như là pressing). Mà mọi người biết đấy, đã ghen rồi thì tình địch có to khỏe đến mấy cũng chả sợ⬝!

1. Tháng 10-1997, đội tuyển bóng đá nữ VN lần đầu tiên tham dự SEA Games 19 tại Jakarta (Indonesia). ~ vòng đấu bảng, VN đã thua đương kim vô địch Thái Lan 2-3, nhưng vẫn giành được quyền vào bán kết gặp Myanmar. Hai tháng trước SEA Games, tại một giải quốc tế ở Malaysia, các cô gái VN đã thắng Myanmar 3-1 trong trận chung kết để đoạt cúp vô địch ngay trong lần đầu tiên xuất ngoại.

~ lần gặp lại này, các cô gái của chúng ta tiếp tục chơi hay hơn và mở tỉ số bằng bàn thắng của tiền đạo Nguyễn Thị Hà. Tuy nhiên, sau khi bị dẫn điểm, đối thủ đột nhiên đổi lối chơi, nhắm vào chân nhiều hơn là tìm bóng! Trận đấu ấy, các nhân viên cứu thương của Indonesia ra vào sân như đi chợ!

Điều khá lạ là trọng tài Su Yuzhen Sdễ tính⬝ đến mức đáng ngờ, bỏ qua tất cả những cú vào bóng thô bạo của các nữ cầu thủ Myanmar. Trận ấy chúng ta đã thua 1-3. Sau trận đấu, các cô gái VN nước mắt ngắn nước mắt dài và vén vớ cho thấy những dấu giày, những vết xước in hằn trên chân của mình.

Đêm hôm ấy, trưởng đoàn Tư Ngữ đã phải huy động toàn bộ lực lượng hậu cần của mình tập trung chăm sóc, xoa bóp cho các cầu thủ để hai ngày sau đá trận tranh hạng ba và đã thắng Indonesia 2-0.

2. Tháng 12-1998, đội tuyển nữ VN tham dự Asiad tại Bangkok (Thái Lan). Sau một năm gặp lại, khoảng cách với Thái Lan đã được san bằng trong một trận đấu ngang ngửa ngay trên sân đối phương, và đã hòa 1-1.

Tuy nhiên, giải đấu ấy không dành cho các đội trong khu vực Đông Nam Á: chủ nhà Thái Lan gặp Nhật đã thua chín bàn trắng, gặp Bắc Triều Tiên thua 11 bàn trắng! Hôm VN gặp Bắc Triều Tiên, tôi nhớ như in tiếng kêu thảng thốt của phóng viên ảnh Dư Hải: SWow… họ to gấp đôi mình mà đá cái gì!⬝.

Không chỉ to lớn, tiền đạo đối phương còn chạy nhanh, sút mạnh như nam giới; trong khi đó bóng đá nữ VN thời ấy ai thực hiện được một cú chuyền 20m đã là giỏi! Mới hiệp một chúng ta đã bị dẫn đến năm bàn. Cứ tưởng cũng sẽ như Thái Lan, gục ngã toàn phần ở hiệp hai. Nào ngờ, các Scành liễu⬝ VN vẫn kiên trì chiến đấu đến tận phút cuối, và hạn chế bàn thua chỉ dừng lại ở con số… 8!

3. SEA Games 2001 là giải đấu thong dong nhất, thắng ấn tượng nhất của nữ VN khi trong trận chung kết đã đè bẹp Thái Lan đến bốn bàn trắng. Trang web CLB bóng đá của VASC Orient lúc ấy đã mở mục thăm dò người hâm mộ để tìm hiểu trận đấu nào được chú ý nhất, đáng nhớ nhất trong năm 2001.

Kết quả thăm dò thật đáng kinh ngạc: cuộc đụng độ giữa Đức và Anh ở vòng loại World Cup – khu vực châu u đứng đầu với tỉ lệ 30%. Tiếp đến thứ hai với tỉ lệ 18% chính là trận chung kết bóng đá nữ SEA Games 21 mà đội VN đã đè bẹp Thái Lan với tỉ số 4-0!

4. Nhưng trong tám năm theo dõi bóng đá nữ VN, tôi cho rằng giải đấu hay nhất của các cô gái là tại Asiad 2002 ở Busan (Hàn Quốc). VN là đội bóng duy nhất của khu vực Đông Nam Á tham dự giải này.

Chỉ trong vòng 10 ngày, các cô đã phải đụng độ với năm đội bóng hàng đầu châu lục và thậm chí cả thế giới (Trung Quốc đoạt á quân World Cup 2000). Chỉ mới năm năm nhưng các cô gái VN đã phát triển vượt bậc. Với đối thủ Bắc Triều Tiên, nếu năm năm trước thua tám bàn thì lần gặp lại chỉ còn phân nửa.

Với Đài Loan, nếu năm năm trước thua chín bàn thì lần gặp lại này đã hòa 1-1. Nhưng hay nhất là trận gặp á quân thế giới – Trung Quốc. Trận đấu ấy chuyên gia Giả Quảng Thác đã tung ra thành phần mạnh nhất gồm: thủ môn Kim Hồng; năm hậu vệ Bùi Thị Tuyết (2), Quách Thanh Mai (4), Mai Lan (5), Hồng Phúc (15), Bích Hạnh (16); ba tiền vệ Hiền Lương (10), Thúy Nga (9), Kim Chi (14); và hai tiền đạo Ngọc Mai (8 – chơi hơi lùi về phía sau) cùng Minh Nguyệt (7) cắm phía trên. Chỉ mới phút thứ 5, lưới Kim Hồng đã bị thủng. 14 phút sau, đội Trung Quốc đã ghi bàn thứ hai.

Các Scành liễu⬝ vẫn kiên cường trước bão, chống đỡ những đợt tấn công bão táp liên miên của đối phương, và tranh thủ có cơ hội là phản công. Phút 22, trong một pha phản công, Minh Nguyệt đã bị thủ môn Xiao Phen cản phá trái phép. Đội VN được hưởng quả phạt trực tiếp ở khoảng cách xấp xỉ 22m.

Cú sút mạnh, thấp và chuẩn xác của Nguyệt đã hạ được Xiao. Phải nói rằng sau bàn thua choáng váng này, đội Trung Quốc đã thật sự tạo nên những cơn cuồng nộ trút xuống khung thành Kim Hồng. Nhưng một lần nữa các Scành liễu⬝ vẫn bền bỉ chịu đựng, và kết quả chỉ thua á quân thế giới 1-4. Đó là một kết quả không ai dám nghĩ đến.

Tôi nhớ trận đấu ấy cáng thương cũng phải vào ra liên tục. Không phải họ đá xấu mà chỉ là đá quá mạnh. Bích Hạnh – hậu vệ vất vả nhất hôm ấy – sau khi phải lên cáng cứu thương vì lãnh trọn quả bóng vào bụng sau một cú sút như búa bổ, đã tâm sự: SThật khủng khiếp, tôi chỉ kịp nghe mình hự một tiếng rồi bất tỉnh⬝!

Vị bác sĩ chăm sóc đội tuyển VN dự Asiad năm ấy đã bật mí cho biết: SSố thuốc tê, giảm đau, tăng thể lực, dầu nóng… tôi đem theo gấp đôi so với các kỳ SEA Games, thế mà cuối cùng vẫn thiếu⬝!

~ giải ấy, dù đứng chót nhưng ông Hoàng Vĩnh Giang cũng kiên quyết tranh đấu với Ủy ban TDTT thưởng 100 triệu đồng cho các Scành liễu⬝ vì họ đúng là những người phụ nữ VN kiên cường.

5. Liên tiếp trong hai kỳ SEA Games 22 và 23, nữ VN đã gặp đối thủ gai góc thật sự là Myanmar. Lực lượng trẻ của Myanmar thật khủng khiếp. Họ to, khỏe, chơi có kỹ thuật và đặc biệt rất cứng rắn! Trong trận chung kết năm 2003, dù được hơn 20.000 khán giả Hải Phòng cổ vũ cuồng nhiệt, dù tinh thần tăng rất cao trong không khí hào hùng của một SEA Games SThánh Gióng⬝, nhưng các cô gái VN đã hết sức vất vả mới thắng được 2-1.

Hai năm sau, gặp lại ở Philippines, Myanmar rất tự tin lần này sẽ lật đổ được VN, nhất là sau khi họ đã đoạt HCV ở giải vô địch Đông Nam Á ngay tại sân Thành Long (thắng VN trong thi sút luân lưu).

Cuộc đụng độ ở vòng ngoài, lối đá chém đinh chặt sắt đã giúp Myanmar thắng 1-0. ~ lần gặp lại trong trận chung kết, các cô gái VN đã rửa hận ngọt ngào bằng chiến thắng với khoảng cách cũng đúng một bàn của Văn Thị Thanh.

Công bằng mà nói, xét về lực hiện nay Myanmar nhỉnh hơn các cô gái VN. Nhưng theo các đồng nghiệp nước ngoài, các cầu thủ VN chơi bóng thông minh hơn, và đã chiến thắng không phải bằng sức mạnh của cơ bắp!

Những nhành liễu đã kiên cường trước gió. HLV Darby – người đã dẫn dắt bóng đá nữ VN đăng quang ngôi vô địch lần đầu tiên tại SEA Games 2001, trong lá thư gửi Tuổi Trẻ đã nói rõ hơn về sức mạnh này. Lá thư cũng gửi đi một hi vọng: STôi luôn cầu mong cho họ được may mắn khi giã từ sân cỏ⬝…

Nhưng cái Smay mắn⬝ ấy không đến với tất cả mọi người…

(Theo TTO)

Kỳ cuối:  Lá thư Darby và… hạnh phúc long đong